Training is Rehab – Rehab is Training : Tư duy hiện đại trong việc Phục hồi (Rehab)
Do hiện tại có 1 số khách gặp vấn đề về đau hông, gối, nên gần đây mình tìm hiểu nhiều hơn về Rehab. Và thật tình cờ, tuy đến từ các cuộc trò chuyện riêng biệt (Podcast), nhưng Dr. Quinn Henich và Q Physio, đều có nguyên tắc làm việc (Rehab) xoay quanh một triết lý chung:
“Rehab không tách biệt khỏi training, mà là một phần trong chuỗi kéo dài liên tục của quá trình phát triển thể chất”.
———————————
1. 🧠 Rehab không phải là một “vùng cách ly” – mà là tập luyện có chiến lược
Dr. Quinn: Mô tả rehab như một phần nằm trên phổ liên tục của training, nơi khác biệt chính chỉ là liều lượng, kỹ thuật và mức độ chịu tải. Các bài tập rehab (glute bridge, bird-dog...) không “thần thánh” – mà đơn giản là một biến thể khác của bài tập sức mạnh.
Q Physio: Đồng thuận và nhấn mạnh: Cơ thể vẫn phản ứng với stimulus như nhau, bất kể là đang đau hay không. Rehab chỉ là training có điều chỉnh, với một số rào cản đặc thù.
📌 Điểm chung: Cả hai đều nhìn nhận rehab không như một hoạt động “ngoài lề” hay “giai đoạn đặc biệt”, mà là một phần tích hợp trong tư duy lập kế hoạch huấn luyện.
———————————
2. 💡 Tư duy Coaching: Từ “nghỉ ngơi” sang “điều chỉnh thông minh”
Dr. Quinn: Phê phán tư duy “All or Nothing” – đau là dừng tập. Thay vào đó, lão đề xuất “giảm tải – không phải dừng tập”, ví dụ: thay bài, giảm ROM, đổi tempo... để vẫn duy trì kích thích (stimulus).
Q Physio: Cũng nhấn mạnh rằng cơ thể cần stimulus để duy trì thích nghi. Nghỉ hoàn toàn vì chấn thương dẫn đến “drift into low performance” – tức là mất dần khả năng chịu tải.
📌 Điểm chung: Cả hai cùng hướng tới chiến lược tiếp tục tập luyện có điều chỉnh, thay vì nghỉ hoàn toàn, để:
Duy trì thói quen
Bảo vệ tâm lý người tập
Giữ lại nền tảng thể chất
————————————-
3. 👨🏫 Vai trò của huấn luyện viên: Từ “sửa lỗi” sang “dẫn đường”
Dr. Quinn: Coi HLV là tuyến đầu – HLV khác bác sĩ, phải biết cách “điều chỉnh các nút” trên bảng điều khiển: volume, intensity, kỹ thuật…
Q Physio: HLV không phải là người “sửa lỗi cơ thể”, mà là người “hướng dẫn vượt qua rào cản một cách hiệu quả và an toàn.”
📌 Điểm chung: Xác lập lại vai trò của PT:
Không phải là “bác sĩ thể hình”
Không nên tách riêng “rehab”
Mà là người dẫn dắt một hành trình phát triển thể chất trọn vẹn – kể cả khi có chấn thương
———————
4. 🏗️ Ứng dụng thực tế: Training có kiểm soát
Cả hai đều cho rằng:
Hãy tiếp cận rehab như một biến thể khác của chương trình huấn luyện, có sự kiểm soát các yếu tố:
Load (mức tạ)
ROM
Tempo
Technical Cue (chỉ dẫn kỹ thuật riêng)
Và quan trọng: HLV hay Coach vẫn nên tiếp tục thay đổi, duy trì việc thiết kế chương trình tập cho khách hàng. Không được dừng lại chỉ vì khách đang chấn thương.
✅ Kết luận chung
"Training và Rehab không khác biệt về bản chất, chỉ khác ở cách chúng ta tiếp cận và điều chỉnh."
Cách tiếp cận này giúp:
Phá vỡ định kiến sai lệch về rehab
Duy trì sự tự tin và động lực của người tập
Tăng hiệu quả quay trở lại tập luyện sau chấn thương.
🧱 Trích dẫn cốt lõi từ Podcast:
“Bodies are bodies. Stimulus is stimulus. It doesn't change just because now it's slightly injured.”
“Training is training. Rehab is just training with some different considerations.” – Q Physio